Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

28/2/11

Ba phút sự thật

Phùng Quán
Báo Phụ nữ tp. HCM, Xuân 1993
   

Trong cuộc đời làm văn của tôi, tôi mắc phải một khuyết điểm trầm trọng: Diễn đạt dài dòng.
Người đầu tiên dạy cho tôi sự hàm súc, cô đọng trong nghệ thuật ngôn từ là một thanh niên Cuba. Anh tên là Angtôniô Ếchxêvania (José Antonio Echevarria), biệt danh là Măngđana (Manzana - Quả táo). Anh mới 22 tuổi, sinh viên khoa ngữ văn. Ngày đó đất nước Cuba còn sống dưới chế độ độc tài Batitsta (ngày nay đất nước Cuba lại đang sống trong chế độ độc tài của anh em nhà Castrol: Fidel Castrol và Raul Castrol - Hồ Như Hiển). Thói dối trá, đạo đức giả, lừa bịp được bọn Batitsta chọn làm quốc sách cai trị dân. Quốc sách này được lũ khuyển ưng văn hóa, văn nghệ tô vẽ, dệt gấm thêu hoa, nên ngày càng trở nên độc hại, ru ngủ không ít người Cuba vốn hào hiệp, cả tin, nhiệt tâm và lương thiện.
Măngdana tham gia tổ chức bí mật nhằm lật đổ chế độ Batítsta. Anh cùng với mấy người bạn thân tín trong tổ chức hoạch định một kế hoạch xé toạc bức màn quốc sách lừa mỵ của bọn độc tài và nói rõ sự thật với nhân dân. Kế hoạch khá mạo hiểm: Đánh chiếm Đài phát thanh quốc gia vào giờ phát thanh ca nhạc, giờ mà không một người dân Cuba nào không ngồi bên máy thu thanh. Sau khi đã dự liệu tính toán kỹ lưỡng đến cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong kế hoạch đánh chiếm, Măngdana cùng với bạn anh biết chắc rằng chỉ chiếm nổi đài phát thanh trong vòng 3 phút, có nghĩa là 180 giây đồng hồ, sau đó bọn bảo vệ dài sẽ tiêu diệt anh… Vậy là bài nói chuyện của anh sẽ phải chấm hết ở giây đồng hồ thứ 181. Anh đặt tên cho kế hoạch mạo hiểm này là "Ba phút sự thật".

Phái yếu mạnh quá!

 http://www.potomac.com.vn/images/news/1255255677_Phu%20Nu%20VN.jpg

Nguyễn Hữu Vinh

Đó phải chăng là một lời khen, hay như tiếng than, câu cảnh báo, phản ánh những mâu thuẫn nội tại ở người phụ nữ thời nay?

Khen. Cách đây khoảng nửa thế kỷ trở về trước, người phụ nữ Việt Nam khi bước lên “xe hoa” là như được hóa thành một kẻ khác. Nếu ở bên Tây, chị em chỉ bị “mất” họ thôi, còn ở ta thì “mất” cả tên. “Mất” họ nghĩa là lấy họ theo dòng họ nhà chồng. Còn “mất” tên là được dùng chung tên chồng. Thí dụ: cô Lúa lấy anh Ngô thì nay cô được gọi là chị Ngô, rồi bà Ngô – cái chỉ dấu cho thiên hạ biết cô như vật sở hữu của anh Ngô rồi. Cả làng nhà chồng chả bao giờ biết cô Lúa là ai cả. Đó vừa như cái “đòn phủ đầu” để các ông chồng “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, nhưng cũng như một biểu hiện cho sự lệ thuộc vào đàn ông ở người phụ nữ nước ta nó ghê gớm thế nào. Và tất cả cuộc sống của họ sau đó đã minh họa cho điều này. Vừa như “cái máy đẻ”, nhưng vẫn phải lo nhà cửa bếp núc đủ thứ, việc đồng áng cũng không khác mấy đàn ông. Khi cha mẹ chết thì phải gào khóc rõ to vào, “lăn đường” [1] từ nhà ra mộ… để chứng tỏ cái đạo hiếu, không thì thiên hạ chê cười. Giỗ chạc thì chỉ được ăn dưới bếp, khá hơn tí thì ngồi nhà trên nhưng cũng chỉ “chiếu dưới” thôi. Còn cảnh thê-thiếp nữa, tức là chấp nhận làm vợ lẽ, hoặc chồng lấy thêm vợ hai, vợ ba… Vài ví dụ vậy, chứ còn vô vàn dẫn chứng, và tuỳ từng dân tộc, địa phương, vùng miền mỗi nơi mỗi vẻ.

Trong mắt người nước ngoài: Hãy nói lời xin lỗi

 TT - Sống ở VN, nhiều lần tôi bị hụt hẫng trong những tình huống chỉ nhận được những cái ngoảnh mặt làm ngơ, sự im lặng thay vì lời xin lỗi làm dịu lòng.
Tuần trước trên đường đi ăn tiệc, tôi đã tấp vào một trạm xăng bên đường để đổ xăng. Nhân viên trạm xăng vô ý bơm quá đầy và làm xăng văng vào áo mới tôi đang mặc. Quá bất ngờ tôi không còn nói được gì, chỉ nhìn chằm chằm vào mặt anh ấy.

27/2/11

NỮ GIỚI QUYẾN RŨ VÌ ĐÂU?

Đào Hiếu
Nếu đời không có đàn bà thì đàn ông chỉ biết nhậu, coi đá banh rồi … chết. Nếu trên thế giới số lượng đàn bà chỉ bằng một phần mười đàn ông thì mười ông Adam sẽ giành nhau một bà Eva, sẽ đánh nhau rồi cũng … chết. Còn nếu như đàn bà nhiều hơn đàn ông như hiện nay thì đàn ông vẫn tiếp tục lai rai bỏ mạng vì bị đàn bà nó ghen, nó hành cho chết.
Nhưng tại sao quý ông cứ lẽo đẽo chạy theo đàn bà?
Đó là vì đàn bà có sức quyến rũ.

Rất hay: Sự khác biệt giữa Đông và Tây

1. Quan điểm – Cách nghĩ
Posted Image
2. Lối sống

25/2/11

Tản mạn về văn minh và văn hoá

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa
Ngày xưa các cụ thường bảo người Tây chỉ hơn ta vì họ giỏi cái văn minh cơ khí, chứ còn phương Đông nghìn năm thâm trầm và huyền bí, nền văn trị, dùng văn để giáo hoá con người, tức là văn hoá của ta chẳng dày gấp mấy lần xứ họ.
Và cứ thế, lo ta có đặc thù, sắc thái riêng, mọi chính sách quốc gia cũng vì thế mà phải cắt xén gọt giũa cho phù hợp với người ta. Tựa như lá, cành, thân, rễ, từ ngàn đời nay thói quen sống, tư tưởng, cách người Việt Nam chúng ta nhìn và đối xử ở đời, tất cả những nguồn hành vi ứng xử âý đã tạo nên văn hoá như một cái cây dẻo dai và rắn chắc gắn với số phận dân tộc chúng ta. Chúng ta nghèo và lạc hậu, cũng một phần vì cái nền văn hoá cổ kính của chính dân tộc chúng ta.

24/2/11

Tinh thần đại học

Nguyễn Thị Từ Huy
Những suy nghĩ trong bài viết này tập trung xung quanh một vấn đề: thế nào là tinh thần đại học. Những gì được nói ra ở đây cũng không phải là mới mẻ, tuy thế dường như đã bị lãng quên hay chưa được ý thức đầy đủ. Những suy nghĩ này cũng không có tham vọng bao quát hết mọi phương diện, mà chỉ dừng lại ở những phương diện đã không còn gây tranh cãi khi các nhà giáo dục thế giới đề cập đến giáo dục đại học.

Tinh thần đại học là tinh thần tư duy, không phải là tinh thần học thuộc lòng. Điều này hiển nhiên đúng với đối tượng những sinh viên có khuynh hướng trở thành người nghiên cứu. Điều này cũng đúng đối với đối tượng đại trà, đại đa số những sinh viên học để chuẩn bị một nghề cho tương lai. Nếu như họ phải học và nắm bắt các kiến thức là để chuẩn bị cho cuộc sống của họ sau khi ra trường, để chuẩn bị đối diện và giải quyết các vấn đề mà thực tế sẽ đặt ra cho họ. Hơn thế để suy nghĩ và tìm cách xây dựng một cuộc sống thực sự xứng đáng với mong muốn của họ. Do vậy mà (điều này đã được nhắc lại đến phát nhàm nhưng vẫn chưa bao giờ cũ) giáo dục đại học không phải là cung cấp kiến thức mà là cung cấp phương pháp và dạy cách tư duy. Dạy tư duy khác với dạy kiến thức như thế nào? Điều này sẽ được đề cập tới ở một dịp khác.

Các giá trị của tự do ngôn luận

Thanh Thuỷ
Phần I: Tự do ngôn luận và cuộc tìm kiếm sự thật

Thuyết sự thật cho rằng tự do ngôn luận góp phần vào việc tìm ra sự thật. Đại diện cho trường phái này là John Stuart Mill với tác phẩm On Liberty (Bàn về tự do) xuất bản năm 1849 và John Milton với Aereopagitica xuất bản năm 1644.
John Stuart Mill – về tự do tư tưởng và tự do thảo luận
John Stuart Mill Mill cho rằng tự do ngôn luận là cần thiết cho sự lành mạnh tinh thần của nhân loại. Chính tự do tư tưởng, tự do quan điểm và tự do thảo luận quan điểm giúp con người tiến gần đến sự thật. Quan điểm của ông dựa trên bốn lập luận chính: con người luôn có thể sai lầm; một ý kiến dù sai lầm vẫn có thể đóng góp vào việc tìm ra sự thật; sự cạnh tranh và va chạm giữa các ý kiến khác nhau khiến tính đúng đắn của một quan điểm càng thuyết phục hơn; và sự cạnh tranh và va chạm đó bảo vệ sự thật khỏi bị lãng quên hoặc lu mờ.
Tự do ngôn luận là cần thiết vì không ai nắm giữ chân lý. Ngay cả khi chỉ có một người có ý kiến khác biệt trong toàn thể nhân loại, nhân loại không thể ngăn chặn tiếng nói của anh ta, cũng như anh ta, dù quyền lực cách mấy, không thể chặn tiếng nói của toàn nhân loại. Nếu ý kiến khác biệt đó là đúng, ngăn chặn ngôn luận đồng nghĩa với việc đánh đổi sự thật lấy sai lầm. Nếu ý kiến khác biệt đó sai, nhân loại vẫn được lợi khi để người đó lên tiếng, vì sự thật sẽ càng được nhận định sáng tỏ hơn, càng gây ấn tượng sống động hơn khi vượt qua thử thách là đối chọi với sai lầm để sáng tỏ.

23/2/11

Kĩ năng nghiên cứu: lập luận và trích dẫn

Nguyễn Văn Tuấn

http://meds.queensu.ca/assets/research-copy.jpg
Một bài báo đăng trên tạp chí Tia Sáng có tựa đề bắt mắt “Hiện trạng giáo dục Việt Nam nhìn từ quan điểm phê phán của triết học Nietzsche. Thế nhưng đọc qua những lí luận, lập luận, và nhất là cách sử dụng tài liệu tham khảo thì tôi cảm thấy thất vọng. Ở đây, tôi không có ý phê bình sinh viên tác giả bài này, mà chỉ muốn lấy đây như là một trường hợp để bàn về văn hóa trích dẫn và cách lập luận trong học thuật.

22/2/11

Chữ tây trong văn ta

Đặng Tiến
Bạn đọc thường trách các tác gia ở nước ngoài khi viết tiếng Việt, thường xen ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Pháp. Dù có lời chú thích tiếng Việt phụ đề, lối xen kẽ này vẫn làm người đọc khó chịu, vì phải đọc một ngôn ngữ không thuần khiết, thậm chí dễ dãi và lai căng.
Tình trạng quả có đáng phàn nàn, nhưng dường như không tránh được. Khuynh hướng văn chương trên thế giới, nói chung là đi gần lại với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ví dụ Việt Nam: trước kia các cụ chỉ có thơ phú, tức là văn vần và biền ngẫu, khi viết văn xuôi thì viết bằng chữ Hán. Từ thời Pháp thuộc, ta mới học viết văn xuôi, nhưng văn xuôi thời phôi thai còn xa tiếng nói hằng ngày. Ngay cả Nhất Linh, trong Nho Phong hay Người Quay Tơ, còn viết văn lên bổng xuống trầm, đấy là không kể những lệ ký, lệ sử não nùng. Phải đợi đến những năm đầu thập niên 1930, các tác gia mới hành văn đơn giản, từ cú pháp đến từ vựng. Có hệ thống nhất là nhóm Tự lực văn đoàn với các báo Phong hoá, Ngày nay.

ĂN CÂY NÀO RÀO CÂY ẤY

Đào Hiếu
imageCó anh bạn nọ, khi đi làm thường “nổ” trong cơ quan, đả kích tham nhũng, áp bức bất công và cuối cùng anh ta dùng câu nói nổi tiếng của Tổng thống Obama: “change, we need” để kết thúc bài hùng biện của mình.
Một chị ngồi bàn kế bên lên tiếng:
- Tôi thấy tụi mình đang làm cho nhà nước, ăn lương nhà nước mà hễ cứ mở miệng ra là đả phá chế độ, công kích nhà nước, chê bai Đảng… nghe thật chướng tai.

20/2/11

14 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CỦA HENRY FAYOL

 

Henry Fayol là một kỹ sư, một nhà quản lý và lý thuyết gia về quản trị, người đã đề xướng học thuyết quản trị theo khoa học. 14 Nguyên tắc quản lý của ông cho đến nay vẫn còn được giảng dạy tại các trường quản lý trên khắp thế giới. Theo thời gian, những nguyên tắc do ông đề xướng không hề mất đi tính thời sự, mà vẫn luôn được mở rộng và vận dụng một cách hữu hiệu. Dưới đây là 14 nguyên tắc đó, thường được vận dụng trong phân tích công việc, xây dựng cơ cấu tổ chức và cơ chế điều hành doanh nghiệp:

17/2/11

Chính khách, quan chức, công dân và số phận đất nước


Hai kết quả trái ngược nhau, Mohamed Bouazizi bị chết thảm kéo theo cả chế độ Ben Ali bị sụp đổ, Hải Hà, Hải Linh được ở lại Đức với một chính thể mạnh hàng đầu thế giới, đều chi phối bởi quy luật nhân quả: chế độ đó có tính người hay không - được đo lường trước hết bởi chính hành xử của hệ thống quan chức chính khách tạo nên thể chế đó trước những đòi hỏi của từng thân phận, cuộc sống thường nhật của mỗi con người, bất luận là nhà nước gì; cùng ý thức trách nhiệm của mọi công dân trước đồng loại mình, dù họ là ai!

14/2/11

Người thầy có tài kể chuyện

SGTT.VN - “Mỗi ngày đi học rồi về nhà nghỉ ngơi, ôn bài vở và tối được ba mẹ đưa đi chơi, vậy các em có biết một ngày của những bạn nhỏ này như thế nào không? Sáng lót dạ bằng nửa ổ bánh mì không và trên tay là xấp báo phải bán trong ngày. Trưa các bạn ăn qua loa rồi lại đi đánh giày. Tối đến đi lượm bao nilông và trở về khu nhà trọ ổ chuột khi đêm đã khuya, ngủ trên nền gạch lạnh không mền gối...”
Giờ dạy môn giáo dục công dân của thầy Tuấn Anh bắt đầu với câu chuyện bằng hình ảnh. Ảnh: Tiến Vinh
Những tấm ảnh lần lượt được thầy dán lên bảng theo lời kể, kèm theo đó là tiếng nhạc đệm. Lớp học trở nên yên ắng, học sinh chăm chú theo dõi, không khí lắng xuống. Và giờ học giáo dục công dân của thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên trường trung học cơ sở Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) bắt đầu như thế.

13/2/11

Nhớ ông thầy tội nghiệp

 http://www.dunglac.org/upload/article/1201297946.jpg
 Mai Văn Bé Em
Thầy vào nghề dạy học cách đây đã lâu lắm, đến nay hơn ba mươi năm, và thầy nhập nghề một cách rất giản dị, đúng “truyền thống” ngày xưa: nhà nghèo học hết lớp mười hai, vậy là thầy đi học ba tháng ngành sự phạm về làm thầy giáo.

Văn hóa hỏi - đáp trong giáo dục

 Minh Thư
Đã từng mài đũng quần trên băng ghế học sinh mười một năm, trải qua nhiều trường và lớp học khác nhau, tôi có thể xếp mình vào một tốp học sinh dán mác “an toàn”. Tôi không giỏi đến mức không cần học bài vẫn có thể làm tốt bài thi, nhưng tôi luôn nằm trong tốp 10 - 15 của lớp và hiếm khi nào để thầy cô phải đặc biệt quan tâm.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn
Năm lớp 11, sau vài năm suy nghĩ và hai cơ hội được viếng thăm hai nơi để lựa chọn là Úc và Mỹ, tôi khăn gói lên đường sang Úc du học. Sau một năm dự bị đại học, tôi vẫn luôn nằm trong tốp an toàn và dư điểm vào đại học Monash của Úc.
Dù quyết định về nước để gần gia đình, những điều tôi đúc kết được chỉ sau một năm là quá lớn. Nó là cả một sự khác biệt không chỉ vì cách học, cách tư duy mà cả về cái văn hóa hỏi đáp trong giáo dục.

12/2/11

Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá

Tôi nghĩ ông là người Nghệ không ai cãi được, ít nhất về lí lịch, cha Nghệ An, mẹ Hà Tĩnh, lại sinh ra và lớn lên đến độ tuổi biết nói biết nghĩ, ở chính trên đất Nghệ. Bây giờ, đã ở Hà Nội mấy chục năm nhưng ông vẫn nói giọng Nghệ đặc sệt. Tôi trọng ông lắm về điều này.
Có chi mô ông. Hình hài của mình do cha mẹ cho, cho luôn cả giọng nói. Giọng Nghệ của tui từ khi biết cất tiếng nói đến giờ, và đến trọn cuộc đời, thì vẫn là rứa, không cách chi thay được. Cũng nhiều người bảo tui là không chịu đổi giọng, đi đây đi đó nhiều rồi, ở thủ đô bao năm rồi, lại làm rể Hà Nội nữa, mà giọng thì vẫn Nghệ ơi là Nghệ, lại hay nói nhanh nữa, khó nghe quá, mệt tai người ta quá. Tui bảo người ta thì giọng tui nó thế, không đổi được, mà có đổi được cũng không đổi. Thì đấy, tui ra nước ngoài hội họp, tôi đi dạy, đi nói chuyện nhiều nơi trong nước, tôi dẫn nhiều cuộc giới thiệu ra mắt sách ở Hà Nội, giọng Nghệ thành như một “đặc hiệu”, cử tọa nghe ông Nguyên nói được thì chịu nghe, giọng Nghệ có cản trở chi mô, có khi lại còn là một “hấp dẫn”. Tui nói vậy là vì có những lứa học sinh giỏi văn ở mấy tỉnh Bắc Bộ sau này gặp lại bảo chúng em nhớ nhất thầy là giọng Nghệ đọc thơ. Vui quá! Nên xin phép ông trong cuộc phỏng vấn này cho tui được dùng đại từ nhân xưng ngôi một bằng tiếng Nghệ là “tui” nhé.

11/2/11

Câu chuyện “trò giỏi” và “trò kém”?

 
 Nguyễn Huỳnh Mai
 Liège, Bỉ 
Nhiều khi thầy nhận xét “trò giỏi, trò kém” chỉ là vô tình nhưng có tác dụng lớn với trò. Học trò nào được khen thì cố gắng để xứng đáng với sự chờ đợi của thầy; ngược lại trò nào bị chê thì nản chí và dẫn đến thất bại trong học hành.
Thật vậy, định kiến “giỏi” hay “kém” không dừng ở đấy.  Theo các nghiên cứu đã thực hiện, trò được xem là “giỏi” sẽ thành hăng hái, sáng tạo, can đảm, chuyên cần, ... trong khi trò bị xem là “kém”, sau đó  mất hăng hái, không sáng tạo, lười biếng, ...

10/2/11

TOÁN HỌC VÀ THẾ GIỚI CHÚNG TA

Nguyễn Xuân Xanh

Chúa đã tạo ra các số nguyên;
tất cả còn lại là tác phẩm của con người.
Leopold Kronecker

Toán học bắt đầu thời kỳ xa xưa của lịch sử văn minh nhân loại: Euclid đã viết quyển “Elements” (Cơ sở, của hình học Euclid) tại thành phố Alexandria 300 năm trước Công nguyên, Archimedes đã tìm ra những phép tính diện tích, thể tích, và phép tính xấp xỉ số  thế kỷ thứ 3 trước CN, nếu không muốn kể những người Ai Cập và Babylon đã có khả năng làm toán khoảng 3.000 năm trưóc CN. Người Ai Cập được xem như người phát minh ra môn hình học. Pythagoras của Samos, người phát minh định lý Pythagor, sống đầu thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Ấn Độ và Trung Quốc cũng có toán học rất sớm.

Đàn ông Việt

 Trần Tuấn

The_Men_06122010_(5)           Đàn ông Việt hay bị phụ nữ phương Tây chê, còn phụ nữ Việt lại được đàn ông phương Tây khen ngợi và mong ước- Bài viết của Trần Tuấn gửi cho Trương Duy Nhất.

          Trong chuyến công tác Thụy Điển cách đây 10 năm, tôi có dịp trao đổi thân tình với các bạn quốc tế, những người rất yêu mến Việt Nam, một số đã từng công tác tại Việt Nam những năm 80 thế kỷ trước! Vì thế, tôi được lắng nghe nhiều tâm sự của họ về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam (không về chính trị đâu nhé! nhân văn thôi!).

8/2/11

Bất đồng ngôn ngữ

Nguyễn Quang Lập
Hình ảnh Quảng Bình 5
Quê tôi Quảng Bình, dân bọ gộc, đi đâu nói mình dân Quảng Bình có người còn ngơ ra không hiểu Quảng Bình là ở đâu. Vô Nam dân miền Trung đều gọi là dân Huế, nói Quảng Bình nhiều người chỉ biết cười trừ chứ nói Quảng Bình ở gần Huế là hiểu liền. Ra Bắc thì bảo Quảng Bình ở khu 4 người ta mới hiểu, nếu không người ta nhầm mình là dân Ninh Bình. Tuy vậy, nếu nói mình là dân bọ thì ai cũng hiểu, liền vỗ vai bỗ bã, nói bọ hả bọ hả.

7/2/11

Sống gọn

Hải Miên
Khi tự “thất nghiệp hóa” chính mình, vài người bạn hỏi tôi: “Bỏ sống bận chọn sống nhàn đấy à? Đã đến tuổi hưu đâu!” tôi cười hoang mang, nhưng trong lòng lại vững: Không sống Bận, không sống Nhàn, tôi sống Gọn.
1. Bắt đầu từ câu nói của một người thầy (đến chừng này tuổi còn có thầy, không biết là diễm phúc hay bất hạnh), nguyên văn: “Khi em viết văn, viết một câu em cũng phải đọc đi đọc lại, lọc bỏ đi những từ thừa, thêm từ thiếu, thay thế những từ dễ dãi, cho kỳ câu văn chắc lại, ngân lên thì mới thôi. Với một câu văn em còn phải biên tập kỹ như thế, vậy thì hà cớ gì cái cuộc đời em, em lại không biên tập?”
Người thầy này nói như vậy, khi thấy trong một cuộc cà phê hai tiếng đồng hồ, mà tôi có chục cuộc điện thoại gọi đến. Trong chục cuộc đó, không có cuộc nào thực sự cần thiết cho cả người gọi lẫn người nghe. Chỉ là rủ đi ăn quà, đi cà phê, đi săn hàng giảm giá hoặc tám dây chuyền về những chuyện mới nghe được, mới đọc được, mới ngửi ra theo sự thôi thúc của trí tò mò vụn vặt.

Tôi suy nghĩ nghiêm túc về ý tưởng “biên tập cuộc đời”, đâu như hết ba đêm.

6/2/11

Cần có "văn hóa" uống rượu

Hồ Bất Khuất


Uống rượu cho đúng và cho đẹp, con người chúng ta cũng cần trí tuệ, tri thức và nhất là ý thức. Phải ý thức được rằng, uống rượu cũng đòi hỏi có văn hóa. Mà văn hóa thì không chấp nhận sự thái quá.
Có một hiện tượng, sự việc diễn ra hàng ngày phổ biến trước mắt chúng ta, nhưng chúng ta có vẻ như muốn lờ đi, không muốn bàn đến nơi đến chốn. Đấy là việc uống rượu, bia. Ở đâu đó, chúng ta chỉ nói tới tác hại của rượu bia và muốn hạn chế, thậm chí cấm sử dụng chúng. Nhưng tất cả những quốc gia cấm rượu dường như đều không đạt hiệu quả. Như vậy, chuyện bia rượu "nghiêm trọng và bí ẩn hơn" chúng ta tưởng.

5/2/11

Vì hạnh phúc Người Việt: Cần cam kết một “khế ước văn minh”

Với nhà văn Võ Thị Haỏ, viết văn đối với chị như một lời nguyện cầu
Võ Thị Hảo
Báo Đầu tư, 2009
Điểm tựa nào cho hạnh phúc ?
Một năm mới lại đến. Ta lại chúc nhau hạnh phúc và thịnh vượng. Ước gì hạnh phúc cũng dồi dào như lời chúc.
Nhưng hạnh phúc không rơi từ trời xuống. Loài người vẫn chưa thôi mơ về những phép lạ. Cứ tiếp tục mơ, nhưng điều trước hết, phải hành động. Cần một hệ thống những cam kết và cố gắng. Lại cần bắt kịp thời cơ. Nàng tiên Hạnh phúc chạm tay vào cửa sổ nhưng nàng sẽ bị đẩy ra khỏi cửa chính, khi cánh cửa vẫn đóng chặt và bên trong cánh cửa là những hung thần.

3/2/11

CHÚC MỪNG NĂM MỚI TÂN MÃO!

Hồ Như Hiển
Hôm qua Xuân đến, rét tan
Hôm nay hồng tía muôn ngàn khoe tươi
Việc hoa cũng ước việc đời
Gió mưa thoắt đã rạng ngời núi sông.
- Cao Bá Quát -

Sau những ngày chìm trong giá rét, trưa 30 Tết trời đã hửng nắng. Vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài. Và lòng người lại lâng lâng, bồi hồi, rạo rực đón mùa Xuân mới!
Trong khoảnh khắc giao hoà thiêng liêng của quá khứ, hiện tại và tương lai, của vạn vật và lòng người xin được chia sẻ với những cảnh đời khốn cùng trong xã hội, những đồng bào tôi vì hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật... không được sum họp bên tổ ấm gia đình, thắp nén nhang thơm dâng lên bàn thờ tổ tiên...

2/2/11

Không đi Tết sếp bị coi là… dở hơi

 – “Tết sếp” là đề tài nóng mỗi dịp Xuân về, nhưng lại “nhạy cảm” nên thường chỉ được bàn tán râm ran trong nội bộ nhân viên cơ quan. Nhiều người (chủ yếu là công chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước) đã chia sẻ về những câu chuyện “bi hài” xung quanh việc đi Tết sếp. Có người không đi Tết sếp bị cả cơ quan gán cho các cụm từ: “dở hơi, kỳ quặc, khinh người”.
 
Bị quy kết là người “kỳ quặc”

Đã từng làm việc trong một cơ quan tư nhân và nay đang làm việc cho một cơ quan “đặc Nhà nước”, chị Xuân mô tả một khác biệt điển hình giữa 2 cơ quan này nằm ở chuyện đi Tết sếp.

1/2/11

Đông và Tây

Hà Văn Thịnh
Tặng sinh viên Khoa Lịch Sử – Đại học Khoa học Huế

-
Khi người La Mã còn mải rong chơi
Đuổi bắt cái lá nho của nữ thần Vénus
Người Ai Cập đã có 2.000 năm dựng lên nhà nước
Tàn bạo không cùng bóc lột đám dân đen!…
Người phương Tây lập ra nghị viện
Vua do dân bầu dân chủ công khai
Phương Đông cúi đầu tụng niệm

VIỆT NAM YÊU DẤU