Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/3/11

CẢM NGHĨ TỪ VÀI CÂU THƠ

 http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/052006/101thuvi_Ky4/earth_and_moon.jpg
 Hồ Như Hiển

Trái Đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
Hai câu thơ của Xuân Diệu vẽ lên trong tâm trí người đọc một chút gì đó xao xuyến, bâng khuâng. Và buồn. Trái Đất như kẻ cô độc trong vũ trụ bao la. Dù nhãn tự "Đi" trong câu thơ thứ hai toát lên tư thế chủ động của hành tinh ta đang sống, nhưng sao vẫn thấy chút gì đó đơn độc, lẻ loi giữa khoảng không vô tận...

Thói hư tật xấu của người Việt: dân sợ quan, việc quan hỗn hào lẫn lộn

 http://files.chungta.com/Thumbnail.ashx/0/180/0/9070007AE3314E3CB2F9F30E0E9E9F92/Vuong_Tri_Nhan-Thoi_hu_tat_xau_nguoi_Viet_15.jpg
Vương Trí Nhàn

Dân quá sợ quan(Phạm Quỳnh, Phụ mẫu dân hay công bộc dân, Nam Phong, năm 1926)
Một cái thiên kiến rất trái ngược với đời nay và hiện còn phổ biến trong dân gian lắm, là cái thiên kiến coi quan là dân chi phụ mẫu, sợ quan như sợ cha mẹ, sợ thánh thần. Bởi dân sùng phụng mê tín quan như thế, nên quan mới có kẻ tác ác tác hại được như thế.

29/3/11

Chỉ tự hào khi có đóng góp

TTCT - Tôi đi châu Âu nhiều, nước Pháp đặc biệt rất thân quen. Nhưng lần này cảm xúc trong tôi thật khác biệt khi nhận lời mời của tỉnh Gironde, thủ phủ là thành phố Bordeaux, sang nói chuyện với học sinh trung học.
Nói chuyện với các em học sinh - Ảnh do tác giả cung cấp
Từ bảy năm nay, Hội đồng nhân dân tỉnh Gironde đều đặn tổ chức cuộc thi “Tinh thần công dân châu Âu” (Concours Citoyenneté Européenne) dành cho học sinh trung học (tương đương với lớp 8 và lớp 9 của Việt Nam).
Để những thí sinh nhỏ tuổi có được tầm nhìn bao quát về một châu Âu ngày nay, ban tổ chức cuộc thi mời hai nhà văn nước ngoài đến giao lưu, trao đổi thân mật về chủ đề châu Âu: giới trẻ Pháp hội nhập với người châu Âu, tinh thần trợ giúp với những nước kém phát triển hơn, những ngôn ngữ giao tiếp chung ở châu Âu, những vấn đề chung ở châu Âu cần đồng tâm hợp lực để giải quyết...

TRÍ TUỆ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

http://www.saga.vn/Saga_Gallery/ChauHa/bizworld/apple.jpg
NGUYỄN VĂN DÂN 
Chúng tôi xin bắt đầu bài viết này bằng những con số về giải thưởng Nobel. Tính đến năm 2010, trên thế giới đã có 834 lượt người và tổ chức được nhận giải thưởng Nobel. Trong số 5 nước đứng đầu thì Hoa Kỳ chiếm 325 lượt người, nước Anh chiếm 101 lượt người, Đức: 78 lượt người, Pháp: 56 lượt người, Thuỵ Điển: 28 lượt người. Như vậy, Hoa Kỳ chiếm gần 40% tổng số lượt người nhận giải của cả thế giới; trong khi nước đứng tiếp ngay vị trí thứ hai là nước Anh chỉ chiếm chưa bằng 1/3 số lượt người nhận giải của Hoa Kỳ; và nước đứng thứ 5 chỉ chiếm bằng xấp xỉ 1/12 số lượt người nhận giải của Hoa Kỳ. Liệu con số đó có nói lên rằng người Hoa Kỳ thông minh nhất thế giới không?

Chép phạt: Giáo dục hay trừng phạt?

PN - Đi trễ: chép phạt nội quy, không thuộc bài: chép phạt, làm bài sai: chép phạt. Việc lạm dụng hình phạt “bất thành văn” này trong trường học đã không còn giữ được hiệu quả giáo dục ý thức học sinh như mục đích ban đầu; ngược lại, chép phạt càng khiến các em trơ lì, ức chế.
Chép phạt 100 lần
Tuần qua, học sinh N.T., trường THPT Gò Vấp, TP.HCM đã email “cầu cứu” Báo Phụ Nữ vì không chịu nổi cảnh chép phạt. “Em bị chép phạt bài thơ Tràng giang, tiểu sử tác giả, phân tích tác phẩm dài bốn trang giấy. May mà thầy thương tình chỉ cho em chép 10 lần, thời gian trả nợ là một tuần nên em không phải dán salonpas. Nhiều bạn sau khi chép phạt, tay cứng đờ luôn”, N.T. kể. Còn em N.H., trường THPT Marie Curie (Q.3) than: “Chép phạt công thức toán, lý, hóa giúp tụi em nhớ bài, nhưng mấy môn xã hội văn, sử, địa mà bắt chép lại tràng giang đại hải thì đuối lắm! Thầy cô cứ hăng hái cho HS chép phạt, HS phải tuân thủ nhưng “bình loạn” sau lưng thầy cô rằng biện pháp này là “nhảm”, không hiệu quả”.

28/3/11

Hịch... Khoa học công nghệ!

(Tamnhin.net) - Xin giới thiệu tới quí bạn đọc một bài Hịch hay do Tamnhin.net sưu tầm & giới thiệu. Tuy tên tác giả bài Hịch không thật rõ ràng nhưng quan trọng là nội dung của bài Hịch rất đáng để đọc và suy ngẫm.

Hình minh họa: internet

Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.

Trông thấy:

Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Pháp dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.

27/3/11

Tự ứng cử không phải là trò chơi dân chủ

Tuanddk
http://multiply.com/mu/caulongbachai/image/lxMNA8yjLffMcbKlGrEqmQ/photos/1M/300x300/7947/16701-qh.jpg?et=84YdFpY1FEqbosPwkXVUkA&nmid=0Câu này là của ông Đặng Văn Khoa, còn gọi là “Hội đồng Khoa” trả lời nhà báo Đoan Trang 5 năm trước, ngay sau khi ông “tự nguyện” viết đơn xin rút khỏi cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII.
Một người không thể đóng hai vai
Từ chối công việc với mức lương hàng ngàn USD để có  nhiều thời gian hơn cho công việc của một đại biểu Quốc hội, “Thật sự mong muốn được đóng góp một cách trong sáng, không vụ lợi, không tham vọng chính trị” trong tư cách một đại biểu của dân. Nhưng khi phải viết đơn “xin rút”, ông Khoa đã đưa ra lý do lãng xẹt: Một người không thể đóng hai vai. Rằng: Bản thân và gia đình chưa thu xếp được.

26/3/11

Một câu hỏi lớn không lời đáp?

http://www.vovinamvvd.com/uploads/News/pic/small_1162775366.nv.jpg
Hoàng Hưng
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp nghe các em sinh viên phát biểu công khai những thắc mắc của mình trong một cuộc họp mặt bàn về giáo dục. Nhất là về một đề tài thiết cốt với các em và với cả nền giáo dục đại học của ta. Đó là buổi thuyết trình và thảo luận về “Tinh thần đại học” tại hội trường Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM ngày 22/3/2011 vừa qua, nằm trong khuôn khổ những buổi “cà phê học thuật” do một bộ phận nho nhỏ của trường là “Trung tâm tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển nguồn Nhân lực” lập ra (cái tên trung tâm và cái tên “cà phê học thuật” đều rất khiêm tốn, rất “giảm khinh” cho những sinh hoạt trí tuệ vô cùng thiết yếu của đại học).

23/3/11

“Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!”

Ngay trong lúc bị thực dân Pháp cai trị, một quốc tang độc nhất vô nhị được nhân dân cả nước đồng loạt tổ chức. Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị, 100.000 người Sài Gòn xuống đường đưa tang.
Nhiều học sinh, trí thức bị bắt bớ, giam cầm đã trở thành lãnh tụ cách mạng sau này.
. Thưa ông, năm 1926, cả nước chưa có một chính đảng nào lãnh đạo nhưng vì sao lễ tang cụ Phan Châu Trinh lại được tổ chức đồng loạt trên cả nước, giới học sinh đồng loạt bãi khóa?
+ Nhà văn Nguyên Ngọc: Đám tang Phan Châu Trinh năm 1926 quả là một sự kiện vĩ đại. Tại Sài Gòn, 100.000 người đã xuống đường đi đưa tang nhà chí sĩ, trong khi dân số ba TP Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn lúc bấy giờ cộng lại chỉ xấp xỉ 300.000 người. Ngoài nhân dân tại chỗ, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều cử đại biểu về dự đám tang, sau đó trở về báo cáo lại với đồng bào và tổ chức lễ truy điệu tại địa phương. Thật sự đã có một quốc tang lớn, càng lớn và sâu sắc là gần như hoàn toàn do nhân dân tự đứng lên tổ chức, lại dưới ách kìm kẹp ráo riết của kẻ thù. Hẳn hầu như là độc nhất trong lịch sử nước ta. Đương nhiên cả cuộc đời hy sinh chiến đấu vì dân tộc, ý chí kiên cường, bất khuất của ông đã khiến ông chinh phục được lòng ái mộ của toàn dân. Nhưng không chỉ có thế, sự vĩ đại của Phan Châu Trinh còn chủ yếu nằm ở một phương diện khác có thể còn quan trọng hơn: trong tất cả nhân vật cùng thời, ông là người đã có tầm nhìn sớm, sâu và xa hơn cả, để có thể đặt vấn đề cứu nước trên một bình diện hoàn toàn mới, bình diện phát triển dân tộc trong điều kiện thế giới đã khác với quá khứ một cách cơ bản.

Văn tế dân oan


Văn tế Dân Oan
(Cho tôi gửi tặng những người dân Việt Nam đã oan, còn oan hoặc đã chết dưới cường quyền, bạo lực và bất công và vì những lý do ngụy biện).
Võ Thị Hảo
Thương thay
Một ngày
Người ra ngõ
Người xuống đường

Chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh

Xây dựng con người tự chủ, để dân tộc tự chủ, chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh

Nguyên Ngọc

Đầu thế kỷ XX, sau thất bại của các cuộc khởi nghĩa Cần vương, đã xuất hiện Phong trào Duy Tân, thoạt tiên được khởi xướng bởi một nhóm trí thức ưu tú, thường được gọi là “bộ ba Quảng Nam” gồm Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. Phong trào nhóm lên ở Quảng Nam, nhanh chóng loan ra khắp Trung Kỳ, ảnh hưởng sâu rộng đến cả nước, đưa tới cuộc Trung Kỳ dân biến năm 1908, cuộc bạo loạn chống Pháp lớn nhất trước Cách mạng tháng Tám. Cuộc nổi dậy bị đàn áp nặng nề, Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hòa, Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Đảo, về sau thoát tù đã sang Pháp để tiếp tục hoạt động, đến năm 1925 trở về nước, và mất ngày 24/3/1926, đến nay vừa đúng 85 năm. Huỳnh Thúc Kháng cũng bị đày Côn Đảo, sau khi ra tù đã chuyển sang hoạt động hợp pháp, chủ trương báo Tiếng Dân, tờ báo đậm khuynh hướng yêu nước chống Pháp sống được lâu nhất dưới thời Pháp thuộc; và trong số ba người, ông cũng là người còn sống được lâu nhất, để trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945.

22/3/11

Trung thực, sáng tạo và tự do

SGTT.VN - Bởi những “đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà”, giải thưởng Phan Chu Trinh năm nay tôn vinh một tên tuổi đã đi vào lịch sử toán học thế giới với biệt danh “cha đẻ của lý thuyết tối ưu toàn cục”… Ông cũng là người đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này ngay từ cuộc cải cách giáo dục đầu tiên của nền giáo dục cách mạng. Đó là GS Hoàng Tuỵ – người tự thấy mình “nhiều duyên nợ với giáo dục”.

21/3/11

Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại

(Diễn từ tại buổi lễ trao giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh, 2011)
Hoàng Tụy
  http://files.chungta.com/Thumbnail.ashx/0/180/0/7B16C9AADCBD4D209CAB549A57A16A19/GS_Hoang_Tuy.jpg
       Thật là vinh dự lớn cho một người làm khoa học bình thường như tôi được nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh cao quý. Vinh dự lớn trước hết vì giải thưởng gắn liền với tên tuổi một nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc, một sĩ phu thuộc lớp cựu học nhưng đã thoát ra khỏi những quan niệm giáo dục phong kiến cổ hủ đương thời, khởi xướng đường lối canh tân văn hoá, giáo dục để cứu nước: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Vinh dự lớn còn là không phải giải thưởng hay huân chương trong hệ thống hành chính Nhà Nước mà là giải thưởng được trao cho bởi một tổ chức xã hội dân sự, với ý nghĩa cao quý thúc đẩy sự nghiệp văn hoá giáo dục của nước nhà theo tinh thần khai sáng của nhà ái quốc vĩ đại.

Dạy con

Tản văn của Lê Minh Quốc
PNCN - Khi nhà thơ Tế Hanh về huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), gặp một bà cụ lam lũ, quê mùa, ông đã nhờ chỉ giúp ngôi nhà của Nguyễn Du. Bà cụ ngớ ra hỏi lại: “Nguyễn Du nào, tôi chẳng nhớ tên?”. Nhưng khi nhắc đó là người viết kiệt tác Truyện Kiều, bà cụ vội vã chỉ đường ngay và đọc liền mấy đoạn thơ Kiều, kể luôn vanh vách về cuộc đời thăng trầm của Kiều.
Nhà thơ Hoa niên những tưởng bà cụ phải là người học cao, có bằng cấp nên mới có thể “thấu thị” viên ngọc quý này đến mức thượng thừa đến vậy. Nhưng không, cụ gật gù cho biết mình mù chữ, thất học chỉ biết Kiều qua lời ru của mẹ. Và cứ thế, từ lời ru của mẹ, câu thơ Kiều được gìn giữ mãi mãi cùng sự trường tồn của non sông nước Việt. Những bà mẹ này đã sinh ra những anh hùng, những trạng nguyên, tiến sĩ và cũng thừa bản lĩnh để dạy con nên người.

12/3/11

Quyền của người đi học và sư phạm?

Quyền của người đi học - nền tảng của nguyên lý giáo dục (bài 2)
 - Không ai có thể học thực sự dưới sự đe dọa, chế tài, sự chán nản, lo sợ, ... Tôn trọng quyền của người đi học là một vấn đề triết lý nhưng nó cũng nằm trong phương pháp sư phạm, có thể là nền tảng của cách dạy học nữa.
 >>  10 quyền không xóa bỏ được của người đi học

Tôn trọng quyền của người đi học là một vấn đề triết lý nhưng nó cũng nằm trong phương pháp sư phạm, có thể là nền tảng của cách dạy học nữa. (nguồn ảnh internet)

11/3/11

10 quyền không xóa bỏ được của người đi học

Quyền của người đi học - nền tảng của nguyên lý giáo dục (bài 1)

Quyền không xóa bỏ được của người đi học” được đăng trên các tạp chí khoa học năm 1995, không phải để bảo vệ học sinh mà thực ra là đề cập đến những lý do rất sư phạm - để dạy hữu hiệu hơn - tại sao phải tôn trọng người đi học.
LTS Dân trí - Philippe Perrenoud được mệnh danh là “Cây Đại thụ” của ngành sư phạm tại Đại học Genève (Thụy Sĩ) qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy hơn 30 năm, ông đã đề ra 10 quyền của người đi học. Đấy là những quyền không thể chối bỏ đối với trẻ em, giúp cho các em không phải khổ hạnh trong học tập, mà tự tìm thấy nguồn vui và hạnh phúc trong học tập, từ đấy tạo ra sự  hưng phấn của bộ não để chủ động tìm đến với những kiến thức mới mẻ và hấp dẫn. Vì vậy, những “Quyền không thể xóa bỏ của người đi học” chính là nền tảng của những nguyên lý và phương pháp sư phạm mà người thầy cần tuân thủ để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.

GỬI ANH!

Hồ Như Hiển

Sáng hôm qua mình định viết một entry về việc, gần một tuần kể từ ngày hết hạn tạm giam 4 tháng mà chẳng có tin tức gì về anh thì đến chiều biết tin, 24/3 toà án Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử anh về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

10/3/11

Tự... Nguyện!

Tamnhin.net - Tự nguyện, chữ gốc Hán đấy, nhưng mà dễ hiểu, người bé hay người lớn; người nhiều chữ hay người ít chữ; người nông dân hay người công nhân; người trí “thức” hay người trí “ngủ”... chỉ nghe thoáng qua đều hiểu ngay!

Quảng cáo khoa điều trị tự nguyện A ở bệnh viện (Ảnh minh họa: Pháp luật & Xã hội)

Bệnh viện thì có “Phòng tự nguyện”, “Giường tự nguyện”, “Thuốc tự nguyện”; gần đây lại thấy có cả… “Thầy thuốc tự nguyện” nữa. Thoải mái chửa hỡi các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân? Muốn có phòng đầy đủ tiện nghi? - Có ngay! Muốn được bác sỹ… “xịn” chăm sóc? - Có ngay! Từ nay, không còn chê trách được điều gì nữa nhé miễn là… có tiền! Còn nếu chỉ có cái sổ Bảo hiểm y tế không thôi thì không có quyền vào “Phòng tự nguyện”, càng không yêu cầu được “Thầy thuốc tự nguyện”.

9/3/11

Liễu yếu đào tơ kinh hồn cáo

Nhà văn Võ Thị Hảo

(Võ Thị Hảo viết theo đơn đặt hàng của một số quý cô. Các quý cô quy định chặt chẽ thể văn. Đó là thể mix kim cổ, đặc biệt kế tục truyền thống và phối kết hợp hiện đại kèm bản sắc văn hóa dân tộc)
 http://img.tamtay.vn/files/photo2/2009/6/12/20/544960/4a325b94_4a483af6_aodai.gif
Như chúng em nay:
Liễu yếu đào tơ
Chân ngắn chân dài, đầu cũng không thể coi là ngắn.
Thấm thoát tháng ngày trôi nhanh như chó chạy thoắt đã đến tuổi cập kê
Lừ đừ tuyết tuyết hồng hồng trắng trắng nâu nâu đen đen muốt muốt khối anh muốn ra tay ngắt bẻ.
Những muốn:

7/3/11

MỘT NHÂN CÁCH VUÔNG CHÀNH CHẠNH

Hoàng Tiến
 
NHÂN GIỖ ĐẦU NHÀ THƠ HỮU LOAN

 Có người viết hàng trăm bài thơ, hàng nghìn bài thơ. Nhưng chẳng ai nhớ nổi một bài, nhớ nổi vài câu. Còn ngược lại, có người chỉ làm vài bài thơ, thậm chí một bài thơ, mà được lưu truyền đời này đời khác. Đọc lên, ai cũng tấm tắc khen hay.

6/3/11

Sẻ hay xẻ?

http://enews.agu.edu.vn/uploads/imgposts/u10836_t1283228900_n4hZA.jpg
 Nguyễn Trung Hiếu
Gần đây, trên nhiều trang mạng về ngôn ngữ đã có cuộc tranh luận khá nóng bỏng về nghĩa của chữ sẻ hay xẻ trong “chia sẻ” và “chia xẻ”.
Điểm xuất phát của cuộc tranh luận là do gần đây trên báo chí, sách truyện, các tác giả và biên tập viên, sử dụng hai từ trên như một từ ghép tương đồng về nghĩa, như từ share của tiếng Anh.

4/3/11

Nghị sĩ làm những việc gì và làm ra sao?

TS. Nguyễn Sỹ Phương,  
CHLB Đức


Ảnh tòa nhà Quốc hội Đức
(TBKTSG) - Đã gọi nghị sĩ là đại biểu, thay mặt dân, quốc hội đại diện cho quốc dân, thì họ làm những việc gì, làm ra sao, từng người dân phải được quyền biết chi tiết tường tận. Nếu không, người dân vốn là chủ nhân đất nước không thể yên tâm, hoặc vô hình trung thiếu trách nhiệm với người mình đã giao phó sinh mệnh chính trị, đóng thuế chi cho họ làm việc.

"Xiếc" chữ và đời thực

PN - Đời sống luôn tồn tại một cách độc lập. Cái bát hay cái chén hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp gọi nó là gì gì đi nữa thì nó cũng vẫn thế, không ảnh hưởng gì đến người dùng nó để đựng cơm, đựng nước. Sự thật ấy là hiển nhiên.
Tuy vậy vẫn do những lý do khác nhau, người ta luôn muốn thay đổi bản chất của sự vật bằng những trò xiếc chữ. Hãy nghiền ngẫm loại văn báo cáo phổ biến nhất. Chúng được soạn thảo để thay mặt tổ chức (công ty, cơ quan hay đoàn thể) công bố thông tin ra ngoài xã hội. Thay vì “gọi con bò là con bò” người ta gọi nó là “con sư tử có sừng”. Thay vì nói thẳng năm này, tháng này công ty thua lỗ, nợ nần, làm ăn không tương xứng với hy vọng hay kế hoạch, người ta viết “đạt thành quả hạn chế”. Thay vì nói thẳng trong cơ quan có chuyện tranh giành, đấu đá, các phe phái vu cáo nhau gây rối cho tổ chức, người ta viết “đoàn kết nội bộ chưa thật chặt chẽ”... Vì thế, các bản báo cáo luôn tràn ngập những từ và cụm từ “lấp lánh lá ngụy trang” như: đồng thời, bên cạnh đó, song song, tuy nhiên, mặc dù, không ngừng v.v...

3/3/11

Xử kín… than ôi!

Nguyễn Quang Lập 
Mấy hôm nay các báo đưa tin TAND tỉnh Hà Giang sẽ mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án “mua dâm người chưa thành niên” và “môi giới mại dâm” đối với nguyên Hiệu trưởng Sầm Đức Xương và hai học trò cũ là Nguyễn Thuý Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thuý vào ngày 10/3/2011. Việc xét xử sẽ được tiến hành kín nhưng lần này, bị cáo Thuý và Hằng không có người giám hộ và LS bào chữa.
Chỉ một đoạn tin ngắn mà có bao nhiêu câu hỏi. Tại sao phải xử kín? Người ta chỉ xử kín khi vụ án chỉ liên quan đến bí mật quốc gia, không lẽ mua dâm người chưa thành niên là bí mật quốc gia?

2/3/11

Luật sư có thể giấu tội của thân chủ?

Ngày 27-2, Hội đồng Luật sư toàn quốc đã họp bàn về dự thảo lần sáu quy tắc đạo đức và ứng xử hành nghề của luật sư. Dự thảo được các ủy viên Hội đồng Luật sư đánh giá cao nhưng vẫn còn một số quy tắc gây tranh cãi...
Bộ quy tắc gồm tám chương và 33 quy tắc, chủ yếu nói về cách thức ứng xử của luật sư và trách nhiệm nghề nghiệp đối với khách hàng. Một trong những quy tắc gây tranh cãi nhất là quy tắc 13, gồm ba khoản đề cập đến bí mật thông tin của khách hàng mà luật sư không được tiết lộ.

"Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi"

Tương Lai

Tùy thuộc vào lúc cơ chế "cởi ra" hay là lúc cơ chế "buộc vào" nương theo tư duy của bộ phận lãnh đạo cao nhất mà hoạt động mặt trận đi vào thực chất hay chỉ đóng vai trò là "cây kiểng".
LTS: Tại Hội nghị lần thứ ba Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam (khóa VII) khai mạc sáng 27/2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Một trong những hình thức phát huy dân chủ vừa qua là đóng góp ý kiến phản biện để xây dựng đất nước". Ngay sau bài phát biểu "vo" gây chú ý của Tổng Bí thư, GS Tương Lai đã đăng đàn tại Hội nghị, đóng góp ý kiến làm thế nào để mặt trận phát huy chức năng phản biện.
Tuần Việt Nam giới thiệu bài phát biểu của GS Tương Lai như một góc nhìn riêng để tham khảo.

Báo cáo kết quả hoạt động của MT (Mặt trận) năm 2010 ở trang 12 nêu rõ : "Công tác giám sát và phản biện xã hội còn hạn chế". Cách đó mấy dòng lại ghi : "Công tác giám sát và phản biện xã hội của MT và các tổ chức thành viên chưa có cơ chế, quy định rõ ràng nên khó thực hiện". Và rồi, trong số báo ĐĐK ra 14.2.2011 khi nói về việc giám sát hoạt động bầu cử QH sắp tới, ông Tổng thư ký UBTƯMTTQVN tuyên bố rành mạch rằng: "Giám sát của Mặt trận có nghĩa là làm cho quá trình dân chủ được phát huy cao nhất, bảo đảm cho luật pháp về bầu cử được áp dụng đúng đắn ở mọi lúc mọi nơi, bảo đảm cho quyền công dân của mỗi người được phát huy một cách tích cực, đầy đủ trách nhiệm với xã hội" .

1/3/11

Học Dân chủ lúc... xế chiều

Hiệu Minh

Dân chủ mầu xanh. Ảnh: Wiki
 Xem bản đồ bên thấy trên thế giới chỉ còn hai quốc gia Myanmar và Arap là coi mình không có dân chủ. 180 nước còn lại là mầu xanh. Như vậy, cả thế giới đã thừa nhận “dân chủ” là quan trọng.
HM luôn cho rằng, những diễn biến gần đây ở Trung Đông bị ảnh hưởng của dân chủ rất ít, mà phần lớn do sự bất bình của dân chúng. Vì người theo đạo Hồi vốn tôn trọng trật tự. Liệu họ học dân chủ có nhanh như người phương Tây để bỗng nhiên đổ ra đường biểu tình. Chợt nhớ đến bài viết này từ năm ngoái (4-2010) để trong xó, nay đăng để chia sẻ. Chúc các bạn vui và giữ hòa khí trong comment.
Muốn có xã hội công bằng, văn minh thì tâm thức của mỗi cá nhân phải được dạy, được hiểu và biết về dân chủ, từ thầy cô, đến bố mẹ, rồi đứa trẻ và cả xã hội. Chẳng có vị lãnh đạo tối cao nào tuyên bố mang lại điều thiêng liêng ấy cho một dân tộc, để rồi sau một đêm, cả quốc gia ấy trở thành dân chủ. Đó là quá trình “mang nặng đẻ đau” hàng thế kỷ.
Thảm họa “ngõ cụt” ngôn ngữ vì nỗi sợ ám ảnh… 

VIỆT NAM YÊU DẤU