Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/3/12

"ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN": NHỮNG TỪ NGỮ NẶNG NỀ

Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn
Nguyễn Văn Tuấn
Thứ sáu, 01 Tháng 7 2011 09:24
Đó là tôi muốn nói đến những từ như tuyên truyền, giáo dục, và mới đây nhất là định hướng dư luận. Có thể nhiều người đã quá quen với những danh / động từ này nên chẳng ai đặt vấn đề, nhưng tôi vẫn thấy lấn cấn khi nghe đến một trong ba cụm từ trên đây. Lí do lấn cấn là như thế này …

29/3/12

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT GIẢNG VIÊN TỐT

Nguyễn Văn Tuấn
Người phương Tây có thói quen đáng nể là cái gì họ cũng làm … nghiên cứu. Cái gì họ cũng “cân, đo, đong, đếm”. Mấy chục năm trước, đại học Úc bắt đầu cho sinh viên đánh giá giảng viên (một việc làm trước đó rất hiếm), và thế là hàng loạt nghiên cứu ra đời. Kết quả những nghiên cứu này cung cấp cho chúng ta nhiều dữ liệu thú vị, nhất là những yếu tố để phân biệt một “good lecturer” với một “bad lecturer”. Thiết tưởng những yếu tố này cũng mang tính thời sự, nên tôi liệt kê ra đây vài đặc điểm để tham khảo.

28/3/12

XÃ HỘI QUAY CUỒNG THEO TIỀN, AI KIẾM ĐƯỢC NHIỀU LÀ ANH HÙNG

(Đời sống) - Ở đây tôi thấy một vấn đề nữa là không phải chỉ lỗi của người đó mà lỗi của cả những người giúp cho họ giàu có được. Tôi không tin những người trong xã hội ta có thể giàu thế nếu không có sự tiếp tay của một bộ phận công quyền... - Nhà Nghiên cứu văn hóa (NCVH) Vương Trí Nhàn chia sẻ với Phunutoday.

PV: - Thưa ông, dường như càng ngày chúng ta càng chứng kiến nhiều hành vi khiến chúng ta đau lòng như: vì mảnh đất mà con gái, con rể đẩy mẹ già ra đường ăn bờ, ngủ bụi; muốn có tiền trả nợ vợ đang tâm giết người chồng đầu gối tay kề hòng chiếm đoạt tài sản; rồi vì không muốn mất danh dự mà có kẻ không dám nhận tình thân, máu mủ nghèo… Lối ứng xử như vậy có trái ngược với đạo lý làm người của dân tộc ta, một dân tộc tự hào với lịch sử ngàn năm văn hiến? Ông có thể lý giải nguyên nhân của hiện tượng này?

NNCVH Vương Trí Nhàn: - Theo tôi, con người Việt Nam trong xã hội ở thời điểm này đang bước vào giai đoạn phát triển chưa từng có trong lịch sử - giai đoạn mà ông cha ta chưa bao giờ gặp phải, chưa bao giờ có cách sống, cách nghĩ bị ảnh hưởng như thế.

27/3/12

TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

Hà Huy Khoái
Trí tưởng tượng và toán học
Hilbert là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại. Trong những giai thoại về ông, người ta thường hay nhắc đến mẩu chuyện sau đây. Có lần, người ta bàn tán về một nhà toán học thôi không làm toán nữa, mà đã trở thành tiểu thuyết gia. Hilbert nói: “Anh ta chọn đúng ngành đấy chứ, vì khả năng tưởng tượng của anh ta chưa đủ để làm toán, nhưng viết tiểu thuyết thì được!”.

26/3/12

MỪNG SINH NHẬT 26/3/2012

Hồ Như Hiển
Sáng nay dự lễ kỉ niệm ngày thành lập đoàn. Sau buổi lễ là liên hoan. Tất nhiên là từ tiền đoàn phí của "tương lai đất nước".
Phó bí thư mang cốc đến mâm mình:
- Chúc sức khoẻ anh em. Anh em ăn rồi có gì góp ý  (chắc là về việc tổ chức buổi lễ, về các món ăn).
Mình đùa:
- Đã "ăn" rồi còn thì còn "ý kiến" gì nữa!

25/3/12

HOÀNG SA-TRƯỜNG SA: THẾ NÀO LÀ "NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"?

http://earlychildhoodconnections.files.wordpress.com/2012/02/research.jpg
Nguyễn Văn Tuấn
Câu hỏi tưởng đơn giản và sơ đẳng, nhưng lại rất liên quan và mang tính thời sự ở Việt Nam, nhất là vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa. Câu hỏi có phần khó khăn hơn trong lĩnh vực khoa học xã hội và sử học. Người viết bài này dĩ nhiên là “dân ngoại đạo” hai ngành đó, nhưng cũng muốn có vài ý kiến xuất phát từ quan điểm của khoa học thực nghiệm.

Dư luận xôn xao sau bài nói chuyện của Gs Ts Nguyễn Quang Ngọc về “Vấn đề Chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”. Có ý kiến cho rằng đó không phải là “nghiên cứu khoa học”, mà chỉ là cóp nhặt những tư liệu lịch sử và trình bày lại cho một cử toạ gồm những người quan tâm đến vấn đề. Trước đó (18/6/2011) Gs Ngọc còn có một bài viết trên Tuần Việt Nam với tựa đề “Bằng chứng lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa” nhưng với câu kết như sau:
Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những trang đẹp nhất, bi hùng nhất của lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, mà bất cứ người Việt Nam chân chính nào cũng cần phải biết trân trọng và gìn giữ, không chỉ cho hôm nay, mà còn cho muôn đời sau.”

24/3/12

NGƯỜI VIỆT MẠNH YẾU CHỖ NÀO?

Đỗ Thông Minh
Chuyện quá khứ thắng hay thua, không quan trọng bằng nhìn lại mình bây giờ để hướng vào tương lai. Trong chúng ta, chắc ai cũng có dịp nhìn lại mình, nhìn lại dân tộc mình. Vui buồn lẫn lộn bởi những xấu tốt do chính mình tạo ra và tự hỏi nguyên do từ đâủ Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.

- - -

Thấy người mà nghĩ đến ta, chúng tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế. Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.

22/3/12

CẦN XÉT LẠI VIỆC DẠY CON LỄ PHÉP QUA ĐỘNG THÁI "KHOANH TAY CÚI ĐẦU CHÀO"

Nguồn: Dân luận
Trung - Thanh
Đã có nhiều bài viết và nhận định về nét Văn hoá và con người Việt Nam, nêu lên ưu điểm cũng nhiều mà khuyết điểm thì cũng không ít. Bài Tham luận này chỉ tập trung vào việc truy tìm nguyên nhân sâu xa nhất trong sự cấu thành những đặc tính và tâm lý đã dẫn đưa con người VN tới những khuyết điểm, thói hư, tật xấu mà từ đó ảnh hưởng đến gia-đình, học đường và xã-hội (kinh-tế, chính-trị…) rồi đưa đến hệ lụy là chậm tiến và làm trì trệ sự phát triển quốc gia cho mãi đến ngày nay, 2012. Đây cũng là một bài viết nhằm thử trả lời câu hỏi “tại sao một người Việt thì làn nên chuyện mà 3 người Việt họp nhau làm thì hư chuyện?“, điều này có thể cải thiện lại được không? Và bằng cách nào?
Văn-hoá Việt-Nam là một đề tài quá rộng, ở đây chỉ bàn đến nét Văn-hoá lễ-phép trong giáo dục của VN thôi.
Hầu hết người VN đều công nhận là cần có lễ phép trong Gia đình, Học đường cũng như Xã hội, “lễ phép” là một từ ngữ chỉ sự tốt đẹp trong sự giao tế giữa con người với nhau nhưng thật ra từ ngữ này đã được dùng cho người tuổi nhỏ hơn, thứ bậc thấp hơn chào hỏi người lớn tuổi hơn hoặc thứ bậc cao hơn. Nếu lễ phép chỉ dừng ở mức này thì có lẽ nó không tạo nên những hệ lụy (sẽ bàn đến sau), đàng này nó kèm theo động thái “khoanh tay và cúi đầu chào” có tính áp đặt và bắt buộc. Đây chính là nguyên nhân phát sinh nhiều hệ lụy.

21/3/12

SỨC DÂN

Văn Công Hùng

Liên tục thời gian qua, dân được các cơ quan quản lý mang ra... khoan.
Chị gì Thứ trưởng Tài chính giọng rất bề trên, "tính thế là khoan sức dân rồi" – là chuyện chị ấy tính thuế thu nhập cá nhân ấy, cứ 6 triệu là vinh dự tự hào đóng thuế ấy, mà tính cho tới tận mấy năm nữa mới thực hiện, trong khi hiện tại, cái quái gì cũng tăng, trừ lương.
clip_image002

Vâng, chị đang "khoan" sức dân đấy ạ

17/3/12

HIỆU QUẢ BUỔI THUYẾT TRÌNH DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA XÃ HỘI HỌC VỀ NGÔN NGỮ

Bổ sung lúc 11h15', ngày 21/03/2012. Hồ Như Hiển nhận được email của tác giả Nguyễn Huỳnh Mai:
"Huynh Mai Poirrier 02:38 (8 giờ trước)
tới tôi

Cảm ơn bạn đã mang bài của tôi về trang nhà. Tôi rất hân hạnh.
Để bạn có thể hiểu rỏ hơn ý tôi, xin gửi lại đây một thư tôi đã đưa anh
Thao Lâm, báo Dân trí, về bài này.
Bài "học để làm gì" của bạn đặt vấn đề, khiêm tốn, rất hay. Cho phép tôi
gợi ý : học để sống hạnh phúc lúc được đi học và sau đó, tự do.
HM
---------- Thư được chuyển tiếp ----------
From: Huynh Mai Poirrier
To: Thao Lam <thaolam@dantri.com.vn>
Cc:
Date: Fri, 16 Mar 2012 19:50:29 +0100
Subject: bài thuyết trình của TS Dương
Thưa Anh Thao Lâm,
Cảm ơn Anh đã cho bài ghi trên lên trang DT.
Đến bây giờ tôi không bàn luận về các sửa đổi của Anh, dù đôi khi, ...
Nhưng một bài nói về ngôn ngữ nên ngôn từ rất quan trọng. Anh cho lên
tựa "hiệu quả" tức là có phán đoán rồi, tức là ngầm ý bài giảng TS Dương
có hiệu quả, trong khi tôi chỉ "phân tích" thôi.
Anh thêm vào 5 chữ "thậm chí có tính dân dã" ở đoạn (paragraphe) thứ 10
làm tôi bối rối - tôi không nghĩ như thế, dù "dân dã" có thể vẫn thanh
tao.
Khó thật Anh Thao Lâm ạ. Tôi đã rất nhẹ nhàng nhưng, bài giảng của TS
Dương không ổn. Sinh viên đồng tình vì sinh viên không có trình độ để
phán xét, vì sinh viên ở vào vị trí bị áp đặt, vì môi trường xã hội dung
túng thô tục, ...
Tôi cố gắng mang những gì tôi biết, trung thành chia sẻ với bên nhà và
mong bên Anh không hiểu lầm hay làm khác ý của bài viết - vì như thế là
hết khoa học.
Tình thật nói thật, mong được Anh thông cảm,
HM"
-----------------------
Nguồn: Dân trí
Dân trí -Chuyện TS Dương và bài nói chuyện gần đây được đưa lên mạng, gây tranh cãi: người thì tán thành cho đó là một phương pháp sư phạm mới, lôi cuốn, dễ hiểu... Người khác thì kết án vì những ngôn từ thiếu trang nhã, không thích hợp trong môi trường giáo dục.
Thay vì vào cuộc phê bình hay nhận xét, xin phân tích thể loại ngôn từ của TS Lê Thẩm Dương dưới ánh sáng của “kinh điển”, theo hai tác giả Basil Bernstein và Pierre Bourdieu.

Basil Bernstein 1924-2000, là một nhà xã hội ngôn ngữ học người Anh.
Sau nhiều nghiên cứu và khảo sát, năm 1971, trong “Class, codes and control” ông đưa ra lý thuyết phân biệt ngữ vựng đơn giảnngữ vựng phức tạp.

16/3/12

TẨY CHAY!

Nguyễn Vạn Phú
Tuần trước TBKTSG có đăng bài “Chính trường Hoa Kỳ và viên thuốc ngừa thai” kể chuyện một nhà báo (Rush Limbaugh) đã nhục mạ cô sinh viên trường luật (Sandra Fluke) như thế nào chỉ vì cô này chủ trương bảo hiểm y tế Mỹ phải chi trả tiền mua thuốc ngừa thai. Limbaugh đã dùng chương trình phát thanh của mình để chửi thẳng Fluke là “đồ đĩ điếm”, là “đồ lăng loàn” với nhiều cụm từ xúc phạm không tiện nhắc lại ở đây.
Điều mà bài báo chưa nói đến là ngay sau các chương trình chửi rủa mang tính hạ cấp của Limbaugh hàng loạt nhà quảng cáo trên đài phát thanh này đã tuyên bố ngưng quảng cáo, tẩy chay chương trình của Limbaugh. Sau đó dưới áp lực của người tiêu dùng thông qua các phương tiện mạng xã hội, nhiều nhà quảng cáo khác theo chân, bỏ rơi Limbaugh. Có công ty phải treo thông báo trên trang web của họ: “Các nhận xét của ông Limbaugh không còn là chuyện tranh luận chính trị nữa mà đi vào chỗ tấn công cá nhân và không phản ánh giá trị doanh nghiệp chúng tôi tôn trọng”. Limbaugh sau đó phải xin lỗi nhưng đã muộn.

14/3/12

Bài thơ tớ thích: XIN ĐỪNG ĐUỔI ÂN NHÂN

Nguồn: Văn hoá Nghệ An
Hoàng Xuân Phú
Những gánh hàng rong
Gánh cả nỗi đau nhà nông không đất
Những trai làng thờ thẫn đợi người thuê
Trôi dạt thị thành vẫn giữ nét quê
Nhoẻn miệng cười khi công an rượt đuổi
 

12/3/12

MẤY GÓC NHÌN VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Phan Hoàng Linh
Phần 1.
Nguồn: Dân luận
Mấy hôm nay tôi có đến xem vài phiên tòa hình sự. Cảm giác ban đầu của tôi khá hồi hộp vì đây là lần đầu tiên tôi thực sự dự khán chốn tụng đình. Song khi ra về, trong tôi lại dấy lên nhiều băn khoăn.
Tôi cảm thấy dường như “chốn công đường” chưa được chúng ta thật sự coi trọng – ngay cả đối với những người học luật và làm luật. Mấy phiên tòa vừa qua không đọng lại trong tôi nhiều điều phấn khởi, trái lại là không ít những suy tư về việc xét xử của chúng ta.
Bạn sẽ hỏi tôi lý do vì sao? Tôi có thể kể ra cho bạn cả tá, nhưng tôi ngẫm ra, chung quy lại chỉ vì một lý do duy nhất thôi, chúng ta chưa coi trọng luật tố tụng.
Vì lẽ đó mà hôm nay bỗng dưng tôi muốn trò chuyện một chút về ngành luật này, luật tố tụng hình sự.

11/3/12

THÓI

Bùi Chát
- Các ông cho chúng tôi được biết sự thật nhé!
- Các ông cho chúng tôi được ngủ với vợ/chồng chúng tôi nhé!
- Các ông cho chúng tôi được thở nhé!
- Các ông cho chúng tôi được bình đẳng trước pháp luật nhé!
- Các ông cho chúng tôi được suy nghĩ khác với các ông nhé!

3/3/12

SINH VIÊN - BẠN LÀ AI?

Nguồn: Tia sáng
Nguyễn Thị Từ Huy


Để viết bài này, tôi suy nghĩ như một sinh viên, chứ không phải như một giáo viên - cái vai trò mà giờ đây tôi không còn đảm nhiệm nữa.
Tôi tự hỏi, nếu tôi là một sinh viên, trong môi trường giáo dục như thế này, tôi phải làm gì ? Cũng may là tôi vừa mới kết thúc đời sinh viên cách đây chưa lâu. Nói là sinh viên thì không hẳn đúng, nghiên cứu sinh dù sao cũng có những điểm khác biệt với sinh viên. Nhưng tôi đã sống một cuộc sống sinh viên trong giai đoạn làm nghiên cứu sinh của mình. Và làm sinh viên ở một môi trường khác, nên có thêm những kinh nghiệm khác, để từ đó mà tiếp tục suy nghĩ về vấn đề này.
Dưới đây là một vài ý nghĩ tản mạn, không lý luận, không hệ thống và chưa phải đã đi tận cùng mọi phương diện.

VIỆT NAM YÊU DẤU