Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

29/1/13

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC THUỘC THƠ

Hồ Như Hiển

Thứ nhất, thuộc thơ giúp bạn tăng vốn từ.
Chắc chắn bạn đã và sẽ gặp phải tình trạng, muốn “chém” về một đề tài nào đó nhưng vốn liếng “gió” hơi hẻo. Thế thì thuộc thơ là một trong những cách để bạn “góp gió thành bão”. Thuộc càng nhiều thơ thì vốn từ của bạn càng nhiều, ngôn ngữ nói viết của bạn càng phong phú. Hơn nữa, ngôn ngữ gắn liền với tư duy, người nào tư duy mạch lạc thì ngôn ngữ cũng rõ ràng, trong sáng và ngược lại.

18/1/13

TÌNH CHA

Nguồn: Nguyễn Ngọc Chính's Hồi Ức Một Đời Người
Nguyễn Ngọc Chính
Trong văn học, người ta thường viết nhiều về tình mẫu tử, nôm na là tình mẹ. Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có bài Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân. Bản nhạc đã thấm sâu vào lòng người hát cũng như người nghe [1].


“Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu…
Tôi không viết về tình mẹ và lòng mẹ vì có quá nhiều người đã làm, e nhàm chán. Ở một thái cực ngược lại, tôi viết về tình cha, quả là một đề tài mới hơn nhưng lại khô khan hơn. Người ta dễ ca tụng Mẹ vì sự gần gũi, thân thương nhưng đối với người cha luôn có một khoảng cách với con cái vì sự nghiêm khắc, trong nhiều trường hợp còn đi đến mức lạnh lùng, khô khan.

17/1/13

Kiến thức pháp luật: TÒA XỬ CÔNG KHAI NHƯNG...KÍN!

Nguồn: Tuổi trẻ Online
TÂM LỤA | 17/01/2013 09:50 (GMT + 7)
TT - Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật hành chính đều có điều khoản quy định các phiên tòa được xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự phiên tòa. Thế nhưng thực tế có những phiên tòa đóng kín cửa không lý do.
  • Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa
 "Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật"
Ngồi bệt ở cổng tòa
Tại phiên tòa xét xử vụ côn đồ hành hung người dân Văn Giang (sáng 30-11-2012, TAND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), rất đông người dân muốn tham dự phiên tòa nhưng đều phải đứng bên ngoài. Lực lượng bảo vệ tòa án thường không giải thích, không đưa được lý do chính đáng tại sao không cho người dân vào xem xét xử. Nhiều người sau khi xin vào không được đã ngồi bệt ở cổng tòa khóc.

8/1/13

Kiến thức pháp luật: LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VÀ TRƯNG CẦU DÂN Ý (SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP)

Nguồn: Ba Sàm

Lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu dân ý

 Nguyễn Quang A
 Ngày 2-1-2013 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố để lấy ý kiến nhân dân trong ba tháng. Nhiều người lẫn giữa việc lấy ý kiến của nhân dân và việc trưng cầu dân ý. Hãy thử làm rõ sự khác biệt này.
Hiến pháp là của ai? Ai là người quyết định về Hiến pháp và họ quyết định thế nào? Đáng tiếc những vấn đề cơ bản như vậy từ rất lâu vẫn bị hiểu nhầm.
Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng 2011 và các từ điển trước đó khá lâu) vẫn định nghĩa hiến pháp là “đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước”. Có lẽ những người soạn dự thảo lần này cũng vẫn hiểu lầm như thế.
Nếu muốn xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân. Hiến pháp không phải là của nhà nước, mà là của nhân dân. Trong Hiến pháp nhân dân là chủ thể, là người quyết định, là những người trao quyền cho nhà nước (phân quyền cho các nhánh nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp) đến mức nào và như thế nào để bảo vệ các quyền tự do và sự hạnh phúc của người dân. Đấy là quyền tối cao của nhân dân. Như thế nhân dân là người quyết định Hiến pháp. Đối tượng của Hiến pháp (đối tượng phải thi hành, phải tuân thủ Hiến pháp và bị hạn chế quyền lực bởi Hiến pháp)  chính là nhà nước chứ không phải người dân.
Tất nhiên, việc đòi hỏi tất cả nhân dân cùng tham gia vào soạn ra Hiến pháp là việc bất khả thi.

7/1/13

TRẦN ĐĂNG KHOA: CHUYỆN GIÁO DỤC Ở TÂY

 Nguồn: VOV

Trần Đăng Khoa: Chuyện giáo dục ở Tây


(VOV) -Bọn trẻ không bị học nhồi học nhét, không phải học thuộc lòng, cũng không có văn mẫu. 
Liên tiếp trong hai số báo trước, tôi đã cùng Tiến sĩ Trần Thanh Thu ngắm nền giáo dục của Bỉ. Rồi ngoảnh lại chiêm ngưỡng một mái trường quê của chúng ta từ những năm chiến tranh. Bây giờ chúng ta trở lại nước Bỉ, xem "ông bạn" này dạy dỗ con em mình như thế nào.
Trần Thanh Thu: Một trong những tiêu chí theo tôi là quan trọng nhất trong nền giáo dục ở Bỉ là tuân thủ khẩu hiệu «Tất cả trẻ em đều bình đẳng». Điều này thể hiện trong mọi phương pháp sư phạm được áp dụng trong trường học. Và những phương pháp sư phạm này đã gây dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí tôi từ những ngày đầu tiên đưa con đến lớp ở đây. Thứ nhất là lớp học ở Bỉ không bao giờ có lớp trưởng hay cán bộ lớp. Các cháu hoàn toàn bình đẳng như nhau.
Cả xã hội tập trung làm cho trẻ em hạnh phúc khi đến trường (Ảnh vnn)

Ở lớp con tôi theo học thì có trực nhật hàng ngày. Các cháu cứ theo bảng tên mà lần lượt thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc của trực nhật chỉ là khi vào lớp thì chuyển mũi tên trên lịch và đánh dấu tình hình thời tiết trên bảng thời tiết. Trực nhật cũng vào lớp như các bạn thôi vì chỉ khi nào đến giờ vào học khu học đường mới mở cửa, cả lớp cùng vào. Nếu con bạn đến trường sớm thì chơi ở sân hoặc ở phòng trông trẻ ngoài giờ, có trường để mắt tới để bảo đảm an toàn cho các cháu.

VIỆT NAM YÊU DẤU