Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia. - Điều 19, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

30/3/15

5 TÍN ĐIỀU CỦA TỰ DO


1. Bản chất tự nhiên của Quyền

Tôi tin tưởng rằng chỉ duy nhất cá nhân có quyền chứ không phải tập thể; rằng những quyền này là thuộc về thực chất bên trong của mỗi cá nhân chứ không phải được ban phát bởi nhà nước; Vì rằng nếu nhà nước có sức mạnh để ban cho họ thì cũng có sức mạnh để từ chối họ, và như vậy là không thích hợp với Tự do Cá nhân.
Tôi tin tưởng rằng một nhà nước công bằng có được quyền lực của nó duy nhất chỉ xuất phát từ những công dân của nó. Vì thế nhà nước phải không bao giờ tự cho phép mình làm bất cứ thứ gì vượt quá giới hạn mà từng công dân của nó có quyền làm. Nếu không như thế thì nhà nước sẽ là quyền lực của quyền lực và trở thành ông chủ thay vì trở thành người phục vụ của xã hội.

29/3/15

DÂN TRÍ THỜI ĐẠI SỐ

Nguồn: Pháp luật TpHCM
Benjamin Ngô
Dễ nhận thấy mặt tích cực của mạng xã hội là giúp mở mang tri thức của người dân, giúp họ nhận thức về trách nhiệm công dân cũng như thúc đẩy họ lên tiếng mỗi khi thấy chuyện bất bình.
Ngày trước, khi mạng xã hội chưa phổ biến, điều kiện tiếp cận thông tin còn hạn chế, ở một số địa phương, cơ quan công quyền có thể phát hành văn bản trái luật, một số quan chức có thể phát ngôn tùy tiện mà không lo bị người dân phản ứng. Bây giờ tình thế đã khác xưa nhiều, người dân đã hiểu biết và nắm luật hơn nhưng vẫn còn đó một bộ phận quan chức thiếu tôn trọng và hiểu rõ vai trò của báo chí, truyền thông mạng xã hội.

28/3/15

CẨM NANG LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN TRƯỜNG VÀ BAN GIÁM HIỆU

Nguồn: Blog Tễu/Đoan Trang
Trịnh Anh Tuấn - Nguyễn Anh Tuấn

Sau khi tham gia các hoạt động bảo vệ cây xanh, có thể một số bạn sẽ bị an ninh để ý và báo về cho nhà trường. Nhà trường, vì nhiều lý do khác nhau, có thể mời bạn lên nói chuyện với sự tham gia của một số thầy cô giáo, ban cán sự lớp, Đoàn trường, Hội Sinh viên và đôi khi có cả các anh chị an ninh biệt phái ở trường nữa.

Tuy nhiên, các bạn đừng quá lo lắng. Chúng tôi đã trao đổi với nhiều bạn từng gặp phải chuyện này và tổng kết lại những câu hỏi thông dụng nhất họ từng gặp. Từ đó, chúng tôi có một vài gợi ý nho nhỏ để các bạn có thể hình dung những gì mình sẽ đối diện và cách ứng phó với chúng. Hy vọng cẩm nang này sẽ giúp các bạn tự tin thêm phần nào trong khi làm những việc mà các bạn tin là đúng. 
 
Theo thiển ý của chúng tôi, các bạn không nên đặt mình vào thế đối đầu với giáo viên, ban cán sự lớp. Nếu thầy cô giáo và bè bạn chưa hiểu vấn đề thì các bạn nên tìm cách giải thích để họ hiểu ra và đứng về phía các bạn, nói đơn giản là “tìm kiếm đồng minh”. Trong hoàn cảnh Việt Nam, nhận thức chính trị của mọi người không phải ai cũng như ai, do đó nếu bạn có “lỡ” đi trước một bộ phận thầy cô giáo thì cũng nên bình tĩnh thuyết phục, hơn là làm cho thầy cô phải bẽ mặt. (Chú ý: Thuyết phục chứ không phải là nhận sai nhận lỗi, vì bạn không sai và bạn chẳng có lỗi gì cả).

* * *

1. Ngày hôm đó, em đã có mặt tại địa điểm abc xyz nào đó phải không? Em đến đó làm gì? Đi cùng với ai? Mục đích em đi để làm gì?

- Thưa thầy/cô, hôm đó có phải buổi học không ạ? Khi ở ngoài không gian trường học thì em cũng như thầy cô, đều là những công dân bình đẳng trước pháp luật, nên em rất tiếc phải từ chối trả lời những câu hỏi mang tính cá nhân như vậy. Mong thầy/cô thông cảm. Em cũng rất cảm ơn nếu thầy và cô chỉ có ý hỏi han.

26/3/15

"CẨM NANG" LÀM VIỆC VỚI CA - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ TRONG CHIẾN DỊCH BẢO VỆ CÂY

Nguồn: Đoan Trang
 
Trong chiến dịch bảo vệ cây xanh ở Hà Nội những ngày qua, chúng tôi được biết là đã có một vài bạn sinh viên bị công an cản trở, sách nhiễu, hoặc lôi về đồn làm việc.

Số trường hợp sinh viên bị làm việc kiểu này chắc sẽ tăng lên trong những ngày tới. Do đó, chúng tôi xin cung cấp cho các bạn bài viết mang tính chất hướng dẫn pháp lý sau đây. Nó chắc chắn chưa đầy đủ để có thể trở thành một cuốn cẩm nang, tuy nhiên, chúng tôi hy vọng nó sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về pháp luật và cách sử dụng pháp luật để bảo vệ mình. 

Bài viết được trình bày dưới dạng câu hỏi và trả lời, dựa trên các nguyên tắc luật pháp phổ quát và “đặc thù” pháp luật Việt Nam. 

* * *
1. Công an có thể “mời” bọn mình về đồn không?
Thực ra, hành động cậy số đông, cậy sức mạnh thể chất và cậy thế công vụ để đưa những sinh viên lẻ loi, không mang vũ khí và không có dấu hiệu tội phạm, vào đồn, là “bắt” chứ không phải “mời”, bất kể công an và/hoặc dân phòng gọi đó là gì.

Cho nên, đề nghị các bạn hãy gọi sự vật hiện tượng bằng đúng tên của nó, thay vì tìm cách bóp méo từ ngữ như thói quen lâu nay của tuyên giáo. Đó là bắt, không phải là mời. Còn nếu là mời thì bạn có quyền từ chối.

16/3/15

TRẢ LỜI MỘT SỐ NGHI VẤN VÀ THẮC MẮC

Những chữ màu xanh là do Hồ Như Hiển nhấn mạnh.
___________
GS Nguyễn Đình Cống

Vừa qua tôi công bố một số bài có “tính phản động” so với đường lối hiện tại của Đảng cầm quyền, cụ thể là tôi phản biện Chủ nghĩa Mác- Lênin (CNML), cho rằng chủ nghĩa đó mang lại cho nhân loại lợi ít, hại nhiều, làm cho dân tộc VN phạm những sai lầm và thất bại trong kinh tế, văn hóa, đạo đức. Đa số dân VN có nhận thức nhầm lẫn về nó, cho rằng nhờ nó mà VN làm cách mạng thành công, chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, xây dựng xã hội tốt đẹp. Cứ nhìn qua bề ngoài và nghe theo tuyên truyền thì như vậy, nhưng phân tích kỹ và so sánh với con đường của nhiều nước thì không phải vậy. Cứ mỗi lần Đảng tìm cách áp dụng CNML, thực hiện đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, công hữu hóa nền kinh tế là mỗi lần dân tộc chịu thảm cảnh lầm than. Cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo tư sản, phát triển kinh tế quốc doanh, đàn áp các phong trào tự do dân chủ, thực hành toàn trị dẫn tới chuyên quyền tạo ra một tầng lớp quan lại thoái hóa biến chất, làm cho xã hội rối loạn, tham nhũng, mua bán quan tước, gian lận, dối trá tràn lan. Bên trong thì nội bộ mất đoàn kết, mất lòng tin của dân. Bên ngoài thì bị Trung cộng lừa bịp, thao túng, bị lệ thuộc. Tôi cho rằng nguyên nhân gốc nhiều tệ nạn của xã hội VN hiện nay là do sự phối hợp, sự cộng hưởng giữa một bên là những mặt yếu kém trong tính cách, trong nền văn hóa của người Việt và một bên là những độc hại của CNML. Vì vậy muốn giảm bớt và tiến tới trừ khử các tệ nạn nhằm phát triển đúng hướng và bền vững thì đồng thời phải CHẤN HƯNG DÂN TRÍ và TỪ BỎ CNML. Đề nghị này đã được nhiều bạn thông cảm và tán đồng. Tạm bỏ qua sự ném đá của một số dư luận viên, vẫn có một số bạn nghi ngờ và thắc mắc, yêu cầu tôi giải đáp. Xin tóm tắt trong 4 vấn đề sau:

1-Nghe thầy nói, xem thầy viết thì thấy nhiều ý có thể chấp nhận, nhưng liệu thầy đã làm được gì cho dân tộc hay chỉ là kiểu anh hùng bàn phím, chỉ biết lý luận suông. Thầy hãy làm cái gì đó thiết thực, ích nước lợi dân thì tốt hơn là bàn chuyện giữ cái này, bỏ cái kia.

2-Chúng em đã được học, được tuyên truyền,đã biết Chủ nghĩa Mác-Lê nin là hoàn toàn đúng, là kết tinh trí tuệ của nhân loại, là con đường tất yếu của loài người, thế mà thầy lại bảo trong chủ nghĩa đó chứa đựng độc hại. Xin chỉ rõ ra các độc hại đó. Nếu bảo Chủ nghĩa Mác-Lênin có sai lầm thì tại sao trong mấy chục năm qua VN theo nó mà vẫn có kinh tế phát triển, đời sống vẫn được nâng cao, VN vẫn có quan hệ bạn bè khắp thế giới và uy tín ngày càng tăng.

3-Thầy là một trí thức tuổi đã cao. Thầy nên theo như những đồng nghiệp khác chỉ hoạt động khoa học và xã hội. Về chính trị hãy để cho những người khác lo. Thầy có uy tín với nhiều bạn trẻ. Những ý kiến mang “tính phản động” của thầy sẽ có tác dụng xấu đến tư tưởng các bạn ấy. Trước nhiều tệ nạn của đất nước trong đó có nguy cơ từ Trung cộng, cần củng cố khối đại đoàn kết toàn Đảng toàn dân, việc làm của thầy liệu có ảnh hưởng xấu đến sự đoàn kết đó. Thầy, nếu có năng lực thì nên nghiên cứu những biện pháp hữu ích đóng góp cho Đảng hơn là việc vạch ra những sai lầm rồi để đó. Mà rồi những ý kiến của thầy chỉ như ném hạt cát xuống bể, chẳng có tác dụng gì. Thật là dại dột khi làm một việc mà đã biết rõ là vô ích.

4-Đảng Cộng sản VN hơn 70 năm qua dựa vào Chủ nghĩa Mác-Lênin để lãnh đạo đất nước, nay từ bỏ nó thì sẽ lấy chủ nghĩa nào để thay vào, một đất nước mà không có chủ nghĩa dẫn dắt thì sẽ theo con đường nào để phát triển.

15/3/15

Bài thơ tớ thích: THẾ HỆ TÔI, MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

Gia Hân

Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
Chỉ ngầng đầu…
…vì…
…đôi lúc…
…phải cạo râu! 

13/3/15

CÂU CHUYỆN ANH BA SÀM

Trung Quốc rồi sẽ đánh Việt Nam. Nhưng dù chiến tranh hay hòa bình, vẫn có một mạch ngầm luôn luôn chảy, đó là mạch ngầm khai dân trí.
Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
___________________
Nguồn: Ba Sàm
Tác giả: Đoan Trang
Một ngày đầu tháng 5 ở Hà Nội, công an Việt Nam đột ngột ập vào nhà, cũng là công ty, của một blogger nổi tiếng – Nguyễn Hữu Vinh, được biết đến dưới cái tên Anh Ba Sàm. Vinh và người trợ lý là cô Nguyễn Thị Minh Thúy – một người mẹ của hai đứa con song sinh 7 tuổi – bị bắt ngay lập tức. 

Vụ bắt khẩn cấp rõ ràng nhằm làm Vinh bất ngờ. Tuy nhiên, công an không kiểm soát được trang tin vốn đông người đọc Ba Sàm News và trang này vẫn tiếp tục hoạt động. Trên thực tế, chỉ 5 ngày sau khi Vinh và Thúy bị bắt, hai cộng sự khác của ông đã ra một tuyên bố đầy thách thức: “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, nhưng Ba Sàm thì không”. Tuyên bố này hàm ý rằng một phong trào viết blog mạnh mẽ hơn, viết vì sự thay đổi, sẽ tiếp tục nổi lên ở Việt Nam.

Vụ bắt bớ gây một làn sóng phẫn nộ lớn trong giới đấu tranh. Phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam, cũng ra một tuyên bố vào ngày 7/5, nêu rõ: “(Bằng) Việc tiếp tục tước đoạt quyền tự do ngôn luận của các công dân trong nước như ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Nguyễn Thị Minh Thúy và những nhà hoạt động, blogger khác chứng tỏ chính quyền Việt Nam không có thiện tâm hòa giải với chính người dân mình và cương quyết khước từ mọi đóng góp của người dân vào tiến trình giữ nước và dựng nước chung”. 

3/3/15

QUYỀN BẮT NGƯỜI CẦN THUỘC VỀ TÒA ÁN, THAY VÌ CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Số liệu về việc thiếu chỗ giam giữ người có thể hiểu một phần nguyên nhân vì số lượng người có hành vi phạm tội quá nhiều, đó là minh chứng cho sự đổ vỡ của các chuẩn mực giá trị đạo lý. Nhưng mặt khác cũng cần đặt ra vấn đề xem xét lại việc bắt giam giữ lâu nay liệu đã đúng đắn hợp lý hay chưa? 
________________
Thưa các luật sư và mọi người. Lâu nay quyền bắt người nằm trong tay cơ quan điều tra chúng ta tưởng thế là đúng đắn rồi nên ko có ý kiến gì khác, nhưng tìm hiểu kỹ thì thấy quyền bắt người cần thuộc tòa án.
Các nước gần ta như Hàn Quốc hay Nhật Bản đều quy định quyền băt người thuộc tòa án, và trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng quy định:
"Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp".
Do vậy tui đã có kiến nghị về vấn đề này, nội dung luận giải kỹ hơn bên dưới, tui đề nghị các bác quan tâm tới điều này nhằm góp phần thúc đẩy xây dựng nền tư pháp VN được trở lên công minh tiến bộ.
....
III/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ
Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định cho phép cơ quan công an điều tra sau khi tiếp nhận tin báo tội phạm thì được quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Sau khi bắt cơ quan điều tra phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện kiểm sát phải trả lời có đồng ý với việc bắt hay không, nếu không đồng ý thì cơ quan bắt người phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

VIỆT NAM YÊU DẤU